Từ những cấu kiện nền móng, dầm, sàn, cột cho đến các công trình quy mô lớn như cầu đường hay đập thủy điện đều không thể thiếu bê tông. Do đó, việc xuất hiện bất kỳ sai sót nào, dù là nhỏ nhất, trong quá trình thi công bê tông cũng đều có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tổng thể của sản phẩm, đặc biệt là các cấu kiện chịu lực. Trong thực tế thi công, quá trình đổ bê tông có thể phát sinh nhiều vấn đề kỹ thuật, vật liệu hay thi công khác nhau, dẫn đến chất lượng bê tông sau cùng không đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Hậu quả khi đổ bê tông sai kỹ thuật
Trước hết, bê tông bị nứt, rỗ, phân tầng hoặc kém đặc chắc sẽ làm giảm đáng kể khả năng chịu lực của toàn bộ kết cấu, từ đó tiềm ẩn nguy cơ sập đổ, gây nguy hiểm cho người sử dụng. Bên cạnh đó, những khuyết tật như nứt hay rỗ trong bê tông còn làm giảm khả năng chống thấm vốn có, dẫn đến hiện tượng thấm dột, ẩm mốc, không chỉ làm giảm chất lượng công trình mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Ngoài ra, các lỗi thường gặp khi đổ bê tông sẽ trực tiếp làm giảm tuổi thọ tổng thể của công trình, kéo theo chi phí bảo trì, sửa chữa tốn kém hơn trong tương lai.
Về mặt thẩm mỹ, bề mặt bê tông bị nứt, rỗ, xuất hiện bụi trắng hoặc phồng rộp sẽ làm mất đi vẻ đẹp vốn có của công trình. Cuối cùng, việc phải thực hiện các công việc đục bỏ, sửa chữa hoặc thậm chí thi công lại do các lỗi thường gặp khi đổ bê tông gây ra sẽ dẫn đến lãng phí lớn về cả vật liệu và nhân công, đồng thời làm tăng tổng chi phí bảo trì công trình về sau.
Các lỗi thường gặp khi đổ bê tông
Lỗi kỹ thuật bao gồm những sai sót phát sinh từ quá trình thiết kế, tính toán, lựa chọn cấp phối bê tông hoặc áp dụng phương pháp thi công không phù hợp với yêu cầu cụ thể của dự án:
- Để hỗn hợp thi công quá lâu, pha trộn vật liệu không đồng đều, lượng xi măng quá nhiều, nhiệt độ cao làm bề mặt bê tông khô nhanh gây co ngót.
- Để bê tông rơi tự do quá cao khi đổ, đầm rung quá nhiều, hoặc bê tông có độ sụt không phù hợp.
- Khuôn để đổ bê tông không đủ cứng, tháo khuôn khi cấu kiện chưa đủ cường độ, hoặc thi công san lấp, tạo mặt phẳng không đúng cách khi hoàn thiện bề mặt.
- Hệ kết cấu bê tông cốt thép, bao gồm cột, dầm, sàn, không được định vị đúng vị trí theo thiết kế, dẫn đến sai lệch về kích thước, hình dạng và khả năng chịu lực của công trình.
- Thép không được nối đúng kỹ thuật, ví dụ như nối quá 50% lượng thép cùng mặt cắt tại một vị trí, nối thép tại vị trí chịu lực lớn hoặc những vị trí uốn cong, có thể làm giảm khả năng chịu lực của kết cấu.
- Chiều dày lớp vỏ bê tông bảo vệ cốt thép không đảm bảo tiêu chuẩn (1,5-2cm và không mỏng hơn đường kính thép), có thể làm thép bị han gỉ, mất khả năng chịu lực.
- Bề mặt của công trình mỏng bê tông cốt thép xuất hiện rỗ, hở cốt thép, lỗ rỗng. Trong đó, “rỗ” là các khuyết tật bề mặt của bê tông không có vữa xi măng, chiều sâu đá lộ ra lớn hơn 5mm, nhưng nhỏ hơn chiều dày lớp bảo vệ bê tông;
- Tháo dỡ cốp pha quá sớm khi bê tông chưa đủ cường độ sẽ làm bê tông bị biến dạng, nứt.
- Làm rung động bê tông khi bê tông chưa đủ cứng sẽ gây nứt bê tông, hư kết cấu.
Lỗi vật liệu là những sai sót trong việc lựa chọn, sử dụng vật liệu không đảm bảo chất lượng, không đúng chủng loại, quy cách hoặc không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của công trình. Một số lỗi vật liệu thường gặp bao gồm:
- Cát mịn, chứa nhiều tạp chất sẽ làm giảm cường độ bê tông, gây ra hiện tượng bụi trắng trên bề mặt, bê tông bị rỗ, bọng.
- Đá không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sẽ làm giảm chất lượng bê tông, ảnh hưởng đến độ bền của công trình.
- Xi măng kém chất lượng sẽ làm giảm cường độ bê tông, ảnh hưởng đến khả năng kết dính và độ bền của công trình.
- Sử dụng các loại xi măng khác nhau để làm khô bề mặt khi hoàn thiện có thể khiến bê tông có màu sắc thay đổi.
- Phụ gia không phù hợp có thể làm bê tông bị tách nước, phân tầng, ảnh hưởng đến cường độ và độ bền của bê tông.
- Nước trộn bị nhiễm bẩn, nhiễm mặn sẽ ảnh hưởng đến quá trình hydrat hóa của xi măng, làm giảm cường độ và độ bền của bê tông.
ĐỌC THÊM BÀI VIẾT: Giải pháp khắc phục và phòng ngừa các lỗi khi đổ bê tông
Xe trộn bê tông Ajax của L&D Auto là một ví dụ về giải pháp trộn và vận chuyển bê tông được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu về độ đồng nhất và chất lượng của hỗn hợp bê tông trước khi đổ. Là một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng vật liệu xây dựng, các loại xe trộn bê tông như xe trộn bê tông Ajax của L&D Auto giúp vận chuyển bê tông tươi đến công trường và duy trì chất lượng của nó trong suốt quá trình di chuyển. Việc đảm bảo bê tông được trộn đúng cách và vận chuyển hiệu quả ngay từ đầu sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc áp dụng kỹ thuật đổ bê tông nhằm tránh các lỗi thường gặp và đạt được kết quả tối ưu cho công trình.